Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Hưởng ứng cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning do Bộ Giáo Dục và Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting

Hưởng ứng cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning do Bộ Giáo Dục và Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting- công ty Phú Mỹ Hưng tổ chức.
Vậy bài giảng E- Learning là gì? Công cụ nào để sọan bài giảng E- Learning?

Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC
Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi.
Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp.
* Một số phần mềm sọan bài giảng E- Learning:
1. Adobe Presenter (Ispring    Presenter)  
2. LectureMAKER;     
3. MS Producer     
4. Articulate      
5. Adobe Authorware;     
6. Adobe Captivate;     
7. Adobe Connect     
8. Adobe Director
10. Wondershare PPT2flash
11. Camtasia
12. LMS Dokeos
13. LMS Moodle
14. Lectora
Các thầy cô có thể tham khảo thêm tại website http://edu.net.vn
http://violet.vn/dangquochuy1982/
 Trình tự làm một bài giảng E- Learning
1.   Phần thiết bị: Cần có webcam, microphone.
2.   Phần mềm: Lựa chọn phần mềm phù hợp. Thí dụ: Adobe Presenter là một lựa chọn phù hợp hiện nay – vì có thể tận dụng bài có sẵn trên Powerpoint.
3.   Sọan bài trình chiếu.
4.   Sọan thông tin về mình (là báo cáo viên, giáo viên…)
5.   Xây dựng giáo án, kịch bản cho giờ học, bài học: Cần làm gì? Chuẩn bị gì? trình tự ra sao…
6.   Xuất ra kết quả bài giảng điện tử trên máy tính, tự chạy, trên mạng, trên tệp pdf.
7.   Lưu ý sự khác nhau về khái niệm: Giáo án là kế họach lên lớp giảng một bài nào đó (xin xem http://diendan.edu.net.vn). Các bài trình chiếu bằng Powerpoint không phải là giáo án.

( Trích từ tài liệu tập huấn bài giảng điện tử e-Learning của Cục CNTT – Bộ GD&ĐT)

Theo ý kiến của tôi, bước 5 phải thực hiện đầu tiên – cần phải định hướng trước khi bắt tay vào sọan.
 THẢO LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI GIẢNG E- LEARNING
1.   Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
-   Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
-   Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
-   Giúp người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi.
2.   Kĩ năng trình bày:
-   Màu sắc không lòe loẹt;
-   Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lia lịa;
-   Chữ đủ to, rõ, không bé quá;
-   Không ghi nhiều chữ chi chít;
-   Mỗi Slide nên có một tít chủ đề;
-   Có Slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
3.   Kĩ năng thuyết trình:
-   Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối;
-   Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu;
-   Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai? Tâm lý và mong muốn của họ? Cố gắng nói cái họ cần hơn là nói cái mình có.
Đáp ứng tiêu chí tự học:
-   Có nội dung phù hợp
-   Có tính sư phạm
4.   Kĩ năng Multimedia:
-   Có âm thanh;
-   Có video ghi giáo viên giảng bài;
-   Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng;
-   Công nghệ: Chuẩn SCORM. AICC, công cụ dễ dùng, có thể Online hay Offline…
5.   Sọan câu hỏi:
Các câu hỏi ở đây không phải để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.
6.   Có nguồn tài liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để người đọc chủ động đọc thêm tuy nhiên cũng tránh việc trích dẫn tràn lan.

( Trích từ tài liệu tập huấn bài giảng điện tử e-Learning của Cục CNTT – Bộ GD&ĐT)

Đặng Quốc Huy @ 16:47 10/05/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét